Xây dựng và phát triển thương hiệu du lịch thành phố Đà Nẵng
trên mức độ hấp dẫn của các điểm đến trong địa bàn thành phố. Bên cạnh đó, khách
lựa chọn điểm đến thông qua các phương tiện truyền thông, trong đó sức lan tỏa của
Báo, đài, truyền hình đã quyết định sự lựa chọn của khách đến du lịch tại Đà Nẵng.
Biểu đồ 2.6: Mục đích đi du lịch đến Đà Nẵng của khách
Mục đích đi du lịch
120
100
80
S ố lượng 60
40
99
61
20
44
35
37
Đi du lịch công
vụ
Mục đích khác
0
Đến lần đầu tiên
Đến lần thứ 2
Đi nghỉ ngơi
Chỉ tiêu
(Nguồn: Theo tác giả tính toán dựa trên kết quả phiếu điều tra khách du lịch)
Với lợi thế về du lịch biển của mình, lượng khách tập trung chủ yếu cho hoạt
động nghỉ ngơi tại thành phố chiếm đại đa số.
c. Nghiên cứu thị trường khách du lịch thành phố Đà Nẵng
* Thị trường khách du lịch quốc tế
Bảng 2.9: Thị trường khách quốc tế đến TP Đà Nẵng theo thứ tự ưu tiên
Vùng
Quốc Gia
1
Đông Á – Thái Bình Dương
Nhật, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan,
ASEAN, Úc New Zealand
2
Tây Âu
Pháp, Đức, Anh
3
Bắc Mỹ
Mỹ, Canada
(Nguồn: Ủy Ban Nhân Dân TP Đà Nẵng)
Trong những năm vừa qua, thị trường mục tiêu được xác định tại Đông –
Bắc Á (Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan) là thị trường khách du lịch lớn nhất, chiếm tỉ lệ
khoảng 30%.
Từ năm 2008 đến nay, thị trường khách du lịch Nhật Bản càng sôi động hơn
với các chương trình giao lưu văn hóa Việt – Nhật tại Hội An đã trở thành một lễ
hội thường niên, thu hút đông đảo lượng khách du lịch không những đến Hội An là
vùng phụ cận mà luôn dừng chân và lưu lại để khám phá, tìm hiểu những đặc trưng
tại thành phố Đà Nẵng mà Hội An không có.
* Thị trường khách du lịch trong nước
Vẫn là thị trường khách nội địa tại hai đầu đất nước là Hà Nội và TP.HCM là
hai thị trường chủ lực chiếm phần đông lượng khách du lịch đi tham quan, nghỉ
ngơi tại Đà Nẵng. Đây là hai thị trường khá năng động và hữu ích trong quá trình
phát triển du lịch của thành phố. Ngoài ra, các thị trường lân cận và một vài các tỉnh
thành khác cũng góp phần cho sự thăng tiến du lịch của thành phố.
d. Phân tích đối thủ cạnh tranh
* Đối thủ cạnh tranh trong nước
Theo các kết quả phân tích của các chuyên gia trong lĩnh vực du lịch cho
thấy, với đà phát triển mạnh mẽ của du lịch Đà Nẵng như vậy nhưng vẫn còn là một
đáp án chưa có lời giải, khi “đối thủ cạnh tranh” ở miền Trung là Khánh Hòa, Phan
Thiết và gần hơn là Huế và Hội An cũng với những tiềm năng phong phú và đầy
sức hấp dẫn như vậy, buộc Đà Nẵng luôn làm mới mình, tạo ra những sản phẩm độc
đáo, tạo ra sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh.
* Đối thủ cạnh tranh nước ngoài
Theo báo cáo của trung tâm nghiên cứu Kasikorn (Thái Lan) thì Đà Nẵng đã
và đang trở thành đối thủ cạnh tranh lớn của Thái Lan trên cả ba lĩnh vực thương
mại, du lịch và đầu tư. Đà Nẵng được nhận xét là nơi có nguồn tài nguyên thiên
nhiên phong phú, đặc biệt là khi cùng tham gia phát triển kinh tế và mở rộng hợp
tác trên tuyến EWEC tạo điều kiện cho việc giao thương hàng hóa trong khu vực,
vượt qua những rào cản về thủ tục Hải quan. Đặc biệt, với mức độ cạnh tranh như
hiện nay, du lịch Đà Nẵng xứng tầm với các điểm đến du lịch trong khu vực mà các
bên đều luôn tranh thủ tạo những gì riêng biệt nhất cho mình như Phuket (Thái
Lan); Bali (Indonesia); Langkawi (Malaysia).
2.2.2.2. Nhận diện thương hiệu du lịch thành phố
a. Nhận diện thương hiệu qua sản phẩm du lịch của thành phố
- Điều kiện thiên nhiên ban tặng cho Đà Nẵng có một lợi thế để có thể phát
triển và đa dạng hóa các loại hình du lịch như: Du lịch văn hóa, du lịch điền dã, du
lịch làng quê, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch thể thao, du lịch sinh thái, du lịch giải trí,
mua sắm.
Biểu đồ: 2.7 Mức độ đánh giá về các điểm du lịch
120
100
80
60
40
20
0
a)
Thiết
b)
c) Môi
Phong trường
d)
Kiến
e) Các f) Chất
dịch lượng
g)
Kiến
Rất tốt (1)
44
25
12
4
2
3
10
Tốt -2
70
95
95
104
44
86
100
13
12
74
31
10
Chưa tốt -3
6
(Nguồn: Theo tác giả tính toán dựa trên kết quả phiếu đánh giá khách du lịch)
b. Nhận diện thương hiệu du lịch qua hình ảnh con người Đà Nẵng
Với bản tính cần cù, sáng tạo, chất phát, ngay thẳng, sống đơn giản, thân
thiện, lao động không biết mệt mỏi đã làm nên bản chất riêng có của con người tại
đây.
Đà Nẵng là nơi quần cư của cư dân nhiều địa phương khác đến, là nơi giao
lưu và hội tụ những nét văn hóa của nhiều vùng miền trong cả nước. Đặc biệt, khi
một ai tiếp xúc với một người dân Đà Nẵng có thể nhận thấy được sự hòa quyện
văn hóa giữa vùng Thừa Thiên Huế và vùng Quảng Nam tạo thành giọng nói đặc
trưng vốn có, mà không giống với vùng lân cận nào. Dẫu chưa hình thành nét đặc
trưng rõ rệt như một số nơi, nhưng hình ảnh con người Đà Nẵng vẫn có tính cách
riêng và ngày càng được hun đúc cùng tiến trình phát triển của đô thị.
c. Nhận diện thương hiệu du lịch của thành phố Đà Nẵng qua biểu tượng
Hình 2.1: Biểu tượng (logo) thành phố Đà Nẵng
Biểu đồ: 2.8 Đánh giá về biểu tượng của thành phố Đà Nẵng
Đánh giá về biểu tượng của thành phố Đà Nẵng
120
Số lượng
100
87
84
80
60
40
36
22
20
11
0
Biết biểu Lần đầu
tượng tiên nhìn
thấy
Rất phù
hợp
Phù hợp
Không
phù hợp
Tiê u chí
(Nguồn: Theo tác giả tính toán dựa trên kết quả phiếu đánh giá khách du lịch)
2.2.3. Thực hiện phát triển thương hiệu du lịch của thành phố Đà Nẵng trong
thời gian qua.
Chủ yếu qua các hoạt động
(1) Website: http://www.danangtourism.gov.vn (2) Ấn phẩm du lịch; (3) Trạm
thông tin du lịch; (4) Quầy Thông tin du lịch; (5) Tổ chức roadshow, hội chợ tại các
thị trường trọng điểm; (3) Famtrip, Presstrip
2.3. Đánh giá tổng quát về thực trạng xây dựng và phát triển thương hiệu du
lịch thành phố Đà Nẵng.
2.3.1. Thành công
- Qua các sự kiện đã được tổ chức thành công như cuộc thi bắn pháo hoa quốc tế Đà
Nẵng năm 2010 với chủ đề “Huyền thoại Sông Hàn”; các chương trình hoạt động
du lịch hè “Đà Nẵng biển gọi 2010”...đã góp phần quảng bá thế mạnh của du lịch
nghỉ dưỡng của Đà Nẵng trong và ngoài nước.
Thành phố đã đầu tư, nâng cấp, phát triển các sản phẩm du lịch và đưa vào
khai thác các loại hình sản phẩm mới.
Môi trường du lịch được quan tâm và đầu tư chiều sâu. Tình hình chính trị
ổn định, cùng với các chính sách của thành phố nhằm thiết lập nếp sống văn hóa,
văn minh đô thị.
2.3.2. Hạn chế
Công tác xây dựng và phát triển thương hiệu của thành phố vẫn chưa có một
chiến lược cụ thể được xây dựng có cơ sở khoa học, chưa có kế hoạch hoạt động cụ
thể và dài hơi để tạo ra những hiệu ứng phát triển.
Hoạt động xây dựng và phát triển thương hiệu du lịch của thành phố còn
mang tính đơn lẻ, chắp vá, chưa có sự phối hợp đồng bộ sâu sắc giữa các cấp chính
quyền và các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn. Công tác xây dựng, phát triển, xúc
tiến du lịch Đà Nẵng chỉ mới làm những gì có thể trong từng thời điểm chứ chưa
xây dựng được một kế hoạch có phân tích nhu cầu, xác định mục tiêu, phối hợp và
tạo được nhịp điệu.
Biểu tượng của thành phố hầu như chưa đủ hấp dẫn, mà song hành cùng
biểu tượng chung của thành phố, chứ chưa có biểu tượng riêng cho chính ngành
của mình.
Công tác xây dựng và phát triển thương hiệu hầu như là thông qua kênh
truyền thông, cổ động về du lịch thành phố Đà Nẵng là chủ yếu, vẫn nhận thấy rằng
chưa đạt hiệu quả như mong muốn và chưa thực sự trở thành công cụ hỗ trợ đắc lực
cho công tác xúc tiến đầu tư và thu hút khách du lịch.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Thực trạng xây dựng và phát triển thương hiệu du lịch thành phố Đà Nẵng đã
được phân tích và đánh giá dựa trên những hoạt động mà du lịch thành phố đã tập
trung khai thác và đã làm được trong thời gian qua. Nghiên cứu dưới gốc độ phân
tích những sự kiện du lịch, phân tích mục địch đi du lịch của du khách đến Đà
Nẵng, phân tích sự quyết định lựa chọn điểm đến là Đà Nẵng.... Các công tác khảo
sát xây dựng và phát triển hình ảnh thương hiệu của thành phố để từ đó giúp cho du
lịch Đà Nẵng có hướng đi cụ thể, nhất định, thích hợp với xu thế hiện nay.
Chương 3:
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN
THƯƠNG HIỆU DU LỊCH THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG.
3.1. Quan điểm, mục tiêu cho công tác xây dựng và phát triển thương hiệu du
lịch thành phố Đà Nẵng trong thời gian đến.
Với quan điểm đưa Đà Nẵng trở thành một thành phố trung tâm đô thị hạt
nhân về kinh tế, chính trị, văn hóa, thương mại, du lịch. Sự gắn kết phát triển kinh tế
với chỉnh trang nâng cấp đô thị phục vụ cho sự phát triển du lịch. Tiếp tục và duy trì
những thành tựu đã đạt được, đồng thời nhìn nhận và khắc phục những hạn chế,
những yếu kém trong du lịch, để vạch ra những hướng đi đúng.
Sự gắn kết giữa du lịch và việc tạo ra nguồn thu cho thành phố nhằm tạo ra
công ăn việc làm cho người lao động, nâng cao giá trị cuộc sống cũng như những
nỗ lực cố gắng cho tiến trình xây dựng và phát triển thương hiệu du bản sắc du lịch
của thành phố.
Đứng trên gốc độ quan điểm phát triển du lịch, thành phố đã đưa ra những
mục tiêu tăng cường thu hút khách du lịch nhằm: nâng cao nguồn thu nhập từ du
lịch; Xây dựng ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố; Phát
triển hệ thống CSVC du lịch; tạo thêm công ăn việc làm. Tất cả đều mang một tầm
chiến lược cho hình ảnh thương hiệu du lịch Đà Nẵng.
3.2. Đề xuất giải pháp xây dựng thương hiệu du lịch thành phố Đà Nẵng.
3.2.1. Nghiên cứu thị trường
Trên cơ sở nghiên cứu thị trường khách đến Đà Nẵng nhằm tìm ra phân đoạn
thị trương hợp lý. Trong đó cần tập trung phân tích thị trường khách quốc tế đến từ
Châu Âu, Bắc Mỹ, Đông Bắc Á, Châu Đại Dương, các nước trong khối ASEAN,
Trung Quốc, khách Đông Âu, Việt kiều. Thị trường khách du lịch nội địa để tìm ra
đáp số lời giải cho thị trường giàu tiềm năng, thích hợp với các loại hình dịch vụ du
lịch khách mong đợi và theo hình thức của chuyến đi của du khách.
3.2.2. Nghiên cứu điểm đến
Nghiên cứu điểm đến để nhận thấy rõ những khiếm khuyết trong quá trình
hoạt động du lịch, điểm yếu thuộc về những điểm đến nào, trong khi điểm đến đó có
đủ những yếu tố để khai thác, nhưng khách vẫn chỉ tập trung chủ yếu vào khía cạnh
nghỉ dưỡng thông qua các chỉ tiêu phản ánh và mức thang điểm đo lường.
Biểu đồ 3.1: Điểm du lịch được khách du lịch lựa chọn
About author: Unknown
Vũ Lâm Bách - Quản Trị Kinh Doanh - Đại Học Thăng Long
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
0 nhận xét: