Xây dựng và phát triển thương hiệu du lịch thành phố Đà Nẵng

trên mức độ hấp dẫn của các điểm đến trong địa bàn thành phố. Bên cạnh đó, khách lựa chọn điểm đến thông qua các phương tiện truyền thông, trong đó sức lan tỏa của Báo, đài, truyền hình đã quyết định sự lựa chọn của khách đến du lịch tại Đà Nẵng. Biểu đồ 2.6: Mục đích đi du lịch đến Đà Nẵng của khách Mục đích đi du lịch 120 100 80 S ố lượng 60 40 99 61 20 44 35 37 Đi du lịch công vụ Mục đích khác 0 Đến lần đầu tiên Đến lần thứ 2 Đi nghỉ ngơi Chỉ tiêu (Nguồn: Theo tác giả tính toán dựa trên kết quả phiếu điều tra khách du lịch) Với lợi thế về du lịch biển của mình, lượng khách tập trung chủ yếu cho hoạt động nghỉ ngơi tại thành phố chiếm đại đa số. c. Nghiên cứu thị trường khách du lịch thành phố Đà Nẵng * Thị trường khách du lịch quốc tế Bảng 2.9: Thị trường khách quốc tế đến TP Đà Nẵng theo thứ tự ưu tiên Vùng Quốc Gia 1 Đông Á – Thái Bình Dương Nhật, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, ASEAN, Úc New Zealand 2 Tây Âu Pháp, Đức, Anh 3 Bắc Mỹ Mỹ, Canada (Nguồn: Ủy Ban Nhân Dân TP Đà Nẵng) Trong những năm vừa qua, thị trường mục tiêu được xác định tại Đông – Bắc Á (Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan) là thị trường khách du lịch lớn nhất, chiếm tỉ lệ khoảng 30%. Từ năm 2008 đến nay, thị trường khách du lịch Nhật Bản càng sôi động hơn với các chương trình giao lưu văn hóa Việt – Nhật tại Hội An đã trở thành một lễ hội thường niên, thu hút đông đảo lượng khách du lịch không những đến Hội An là vùng phụ cận mà luôn dừng chân và lưu lại để khám phá, tìm hiểu những đặc trưng tại thành phố Đà Nẵng mà Hội An không có. * Thị trường khách du lịch trong nước Vẫn là thị trường khách nội địa tại hai đầu đất nước là Hà Nội và TP.HCM là hai thị trường chủ lực chiếm phần đông lượng khách du lịch đi tham quan, nghỉ ngơi tại Đà Nẵng. Đây là hai thị trường khá năng động và hữu ích trong quá trình phát triển du lịch của thành phố. Ngoài ra, các thị trường lân cận và một vài các tỉnh thành khác cũng góp phần cho sự thăng tiến du lịch của thành phố. d. Phân tích đối thủ cạnh tranh * Đối thủ cạnh tranh trong nước Theo các kết quả phân tích của các chuyên gia trong lĩnh vực du lịch cho thấy, với đà phát triển mạnh mẽ của du lịch Đà Nẵng như vậy nhưng vẫn còn là một đáp án chưa có lời giải, khi “đối thủ cạnh tranh” ở miền Trung là Khánh Hòa, Phan Thiết và gần hơn là Huế và Hội An cũng với những tiềm năng phong phú và đầy sức hấp dẫn như vậy, buộc Đà Nẵng luôn làm mới mình, tạo ra những sản phẩm độc đáo, tạo ra sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh. * Đối thủ cạnh tranh nước ngoài Theo báo cáo của trung tâm nghiên cứu Kasikorn (Thái Lan) thì Đà Nẵng đã và đang trở thành đối thủ cạnh tranh lớn của Thái Lan trên cả ba lĩnh vực thương mại, du lịch và đầu tư. Đà Nẵng được nhận xét là nơi có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đặc biệt là khi cùng tham gia phát triển kinh tế và mở rộng hợp tác trên tuyến EWEC tạo điều kiện cho việc giao thương hàng hóa trong khu vực, vượt qua những rào cản về thủ tục Hải quan. Đặc biệt, với mức độ cạnh tranh như hiện nay, du lịch Đà Nẵng xứng tầm với các điểm đến du lịch trong khu vực mà các bên đều luôn tranh thủ tạo những gì riêng biệt nhất cho mình như Phuket (Thái Lan); Bali (Indonesia); Langkawi (Malaysia). 2.2.2.2. Nhận diện thương hiệu du lịch thành phố a. Nhận diện thương hiệu qua sản phẩm du lịch của thành phố - Điều kiện thiên nhiên ban tặng cho Đà Nẵng có một lợi thế để có thể phát triển và đa dạng hóa các loại hình du lịch như: Du lịch văn hóa, du lịch điền dã, du lịch làng quê, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch thể thao, du lịch sinh thái, du lịch giải trí, mua sắm. Biểu đồ: 2.7 Mức độ đánh giá về các điểm du lịch 120 100 80 60 40 20 0 a) Thiết b) c) Môi Phong trường d) Kiến e) Các f) Chất dịch lượng g) Kiến Rất tốt (1) 44 25 12 4 2 3 10 Tốt -2 70 95 95 104 44 86 100 13 12 74 31 10 Chưa tốt -3 6 (Nguồn: Theo tác giả tính toán dựa trên kết quả phiếu đánh giá khách du lịch) b. Nhận diện thương hiệu du lịch qua hình ảnh con người Đà Nẵng Với bản tính cần cù, sáng tạo, chất phát, ngay thẳng, sống đơn giản, thân thiện, lao động không biết mệt mỏi đã làm nên bản chất riêng có của con người tại đây. Đà Nẵng là nơi quần cư của cư dân nhiều địa phương khác đến, là nơi giao lưu và hội tụ những nét văn hóa của nhiều vùng miền trong cả nước. Đặc biệt, khi một ai tiếp xúc với một người dân Đà Nẵng có thể nhận thấy được sự hòa quyện văn hóa giữa vùng Thừa Thiên Huế và vùng Quảng Nam tạo thành giọng nói đặc trưng vốn có, mà không giống với vùng lân cận nào. Dẫu chưa hình thành nét đặc trưng rõ rệt như một số nơi, nhưng hình ảnh con người Đà Nẵng vẫn có tính cách riêng và ngày càng được hun đúc cùng tiến trình phát triển của đô thị. c. Nhận diện thương hiệu du lịch của thành phố Đà Nẵng qua biểu tượng Hình 2.1: Biểu tượng (logo) thành phố Đà Nẵng Biểu đồ: 2.8 Đánh giá về biểu tượng của thành phố Đà Nẵng Đánh giá về biểu tượng của thành phố Đà Nẵng 120 Số lượng 100 87 84 80 60 40 36 22 20 11 0 Biết biểu Lần đầu tượng tiên nhìn thấy Rất phù hợp Phù hợp Không phù hợp Tiê u chí (Nguồn: Theo tác giả tính toán dựa trên kết quả phiếu đánh giá khách du lịch) 2.2.3. Thực hiện phát triển thương hiệu du lịch của thành phố Đà Nẵng trong thời gian qua. Chủ yếu qua các hoạt động (1) Website: http://www.danangtourism.gov.vn (2) Ấn phẩm du lịch; (3) Trạm thông tin du lịch; (4) Quầy Thông tin du lịch; (5) Tổ chức roadshow, hội chợ tại các thị trường trọng điểm; (3) Famtrip, Presstrip 2.3. Đánh giá tổng quát về thực trạng xây dựng và phát triển thương hiệu du lịch thành phố Đà Nẵng. 2.3.1. Thành công - Qua các sự kiện đã được tổ chức thành công như cuộc thi bắn pháo hoa quốc tế Đà Nẵng năm 2010 với chủ đề “Huyền thoại Sông Hàn”; các chương trình hoạt động du lịch hè “Đà Nẵng biển gọi 2010”...đã góp phần quảng bá thế mạnh của du lịch nghỉ dưỡng của Đà Nẵng trong và ngoài nước. Thành phố đã đầu tư, nâng cấp, phát triển các sản phẩm du lịch và đưa vào khai thác các loại hình sản phẩm mới. Môi trường du lịch được quan tâm và đầu tư chiều sâu. Tình hình chính trị ổn định, cùng với các chính sách của thành phố nhằm thiết lập nếp sống văn hóa, văn minh đô thị. 2.3.2. Hạn chế Công tác xây dựng và phát triển thương hiệu của thành phố vẫn chưa có một chiến lược cụ thể được xây dựng có cơ sở khoa học, chưa có kế hoạch hoạt động cụ thể và dài hơi để tạo ra những hiệu ứng phát triển. Hoạt động xây dựng và phát triển thương hiệu du lịch của thành phố còn mang tính đơn lẻ, chắp vá, chưa có sự phối hợp đồng bộ sâu sắc giữa các cấp chính quyền và các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn. Công tác xây dựng, phát triển, xúc tiến du lịch Đà Nẵng chỉ mới làm những gì có thể trong từng thời điểm chứ chưa xây dựng được một kế hoạch có phân tích nhu cầu, xác định mục tiêu, phối hợp và tạo được nhịp điệu. Biểu tượng của thành phố hầu như chưa đủ hấp dẫn, mà song hành cùng biểu tượng chung của thành phố, chứ chưa có biểu tượng riêng cho chính ngành của mình. Công tác xây dựng và phát triển thương hiệu hầu như là thông qua kênh truyền thông, cổ động về du lịch thành phố Đà Nẵng là chủ yếu, vẫn nhận thấy rằng chưa đạt hiệu quả như mong muốn và chưa thực sự trở thành công cụ hỗ trợ đắc lực cho công tác xúc tiến đầu tư và thu hút khách du lịch. KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 Thực trạng xây dựng và phát triển thương hiệu du lịch thành phố Đà Nẵng đã được phân tích và đánh giá dựa trên những hoạt động mà du lịch thành phố đã tập trung khai thác và đã làm được trong thời gian qua. Nghiên cứu dưới gốc độ phân tích những sự kiện du lịch, phân tích mục địch đi du lịch của du khách đến Đà Nẵng, phân tích sự quyết định lựa chọn điểm đến là Đà Nẵng.... Các công tác khảo sát xây dựng và phát triển hình ảnh thương hiệu của thành phố để từ đó giúp cho du lịch Đà Nẵng có hướng đi cụ thể, nhất định, thích hợp với xu thế hiện nay. Chương 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU DU LỊCH THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG. 3.1. Quan điểm, mục tiêu cho công tác xây dựng và phát triển thương hiệu du lịch thành phố Đà Nẵng trong thời gian đến. Với quan điểm đưa Đà Nẵng trở thành một thành phố trung tâm đô thị hạt nhân về kinh tế, chính trị, văn hóa, thương mại, du lịch. Sự gắn kết phát triển kinh tế với chỉnh trang nâng cấp đô thị phục vụ cho sự phát triển du lịch. Tiếp tục và duy trì những thành tựu đã đạt được, đồng thời nhìn nhận và khắc phục những hạn chế, những yếu kém trong du lịch, để vạch ra những hướng đi đúng. Sự gắn kết giữa du lịch và việc tạo ra nguồn thu cho thành phố nhằm tạo ra công ăn việc làm cho người lao động, nâng cao giá trị cuộc sống cũng như những nỗ lực cố gắng cho tiến trình xây dựng và phát triển thương hiệu du bản sắc du lịch của thành phố. Đứng trên gốc độ quan điểm phát triển du lịch, thành phố đã đưa ra những mục tiêu tăng cường thu hút khách du lịch nhằm: nâng cao nguồn thu nhập từ du lịch; Xây dựng ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố; Phát triển hệ thống CSVC du lịch; tạo thêm công ăn việc làm. Tất cả đều mang một tầm chiến lược cho hình ảnh thương hiệu du lịch Đà Nẵng. 3.2. Đề xuất giải pháp xây dựng thương hiệu du lịch thành phố Đà Nẵng. 3.2.1. Nghiên cứu thị trường Trên cơ sở nghiên cứu thị trường khách đến Đà Nẵng nhằm tìm ra phân đoạn thị trương hợp lý. Trong đó cần tập trung phân tích thị trường khách quốc tế đến từ Châu Âu, Bắc Mỹ, Đông Bắc Á, Châu Đại Dương, các nước trong khối ASEAN, Trung Quốc, khách Đông Âu, Việt kiều. Thị trường khách du lịch nội địa để tìm ra đáp số lời giải cho thị trường giàu tiềm năng, thích hợp với các loại hình dịch vụ du lịch khách mong đợi và theo hình thức của chuyến đi của du khách. 3.2.2. Nghiên cứu điểm đến Nghiên cứu điểm đến để nhận thấy rõ những khiếm khuyết trong quá trình hoạt động du lịch, điểm yếu thuộc về những điểm đến nào, trong khi điểm đến đó có đủ những yếu tố để khai thác, nhưng khách vẫn chỉ tập trung chủ yếu vào khía cạnh nghỉ dưỡng thông qua các chỉ tiêu phản ánh và mức thang điểm đo lường. Biểu đồ 3.1: Điểm du lịch được khách du lịch lựa chọn

Hướng Dẫn Giải Toán Lớp 8 HKII Trường Trần Quốc Toản

ĐỀ CHÍNH THỨCCâu 1 (4 điểm): Giải các phương trình sau.a)    12-6x=4(2x+3)b)   c)    ü PVX=nx.rTü PVN2=

Hướng dẫn giải bài tập Hóa Học của bạn "Minh"

Dạo này ôn thi HKII nên ít thời gian lên đây ^^. Chúc các em có một mùa thi thành công nhé.Và cũng như thường lệ, đầu tiên là hướng dẫn giải bài Hóa Học của bạn: minhHòa tan 16 gam hỗn hợp Mg, Fe trong dd h2so4 đặc, nóng, dư thu được 11,2 lít so2 (đktc) và dd Aa) viết phương trình phản ứng xảy rab) Tính % (m) mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu. Tính khối lượng muối khan thu được trong dd AGiải:

Hướng dẫn giải bài tập Hóa học của bạn "minh tam tran phi"

Hướng  dẫn giải bài tập Hóa học của bạn: minh tam tran phithầy ơi giúp em bài này:Hòa tan 15(g) hỗn hợp X gồm Mg và Al bằng đ A gồm HNO3 và H2SO4(đặc) thu được 0,1 mol mỗi khí SO2, NO, NO2, N2O. Tính % kim loại Al và Mg trong X?giải:ta có phương trình ion:Mg --->Mg2+ +2ex………………….2xAl --->Al3+ +3ey……………….3yS6+ + 2e --->S4+.0,1….0,2……0,1N5+  +  3e --->N2+.0,1……0,3…..0,1N5+  +  e --->N4+.0,1…..0,1…

Hướng dẫn giải bài tập Hóa Học của bạn "Phương Đỗ Nguyên"

Hướng dẫn giải bài tập Hóa Học của bạn Phương Đỗ Nguyêncho đĩa cân A,B.Đặt 2 bình đựng 1mol HCl lên mỗi đĩa cân thấy cân thăng bằng.Cho 21g Mg vào bình ở cân A,cho 21g Fe vào bình ở cân B.Sau phản ứng, phải cho vào đĩa cân nào vật nặng bao nhiêu để cân thăng bằng?giải:Số mol Fe: n=m/M=21/56=0,375 mol.Số mol Mg là: n=m/M=21/24=0,875 mol.Mg    +        2HCl --->     MgCl2+       H2.0,5………………1……………

Hướng dẫn giải bài tập hóa học của bạn "Duyên Mỹ"

Đầu tiên là hướng dẫn giải bài tập hóa học của bạn: Duyên Mỹthầy ơi cho em hỏi 1 bài này: nung m gam hỗn hợp X gồm kali clorat và kali pemanganat ở nhiệt độ cao, có xúc tác.Sau khi các chất trong X bị phân hủy hết, thu được hỗn hợp Y gồm 3 chất rắn và 6,4 gam oxi.Lấy 1 phần Y đem phân tích được tỉ lệ số mol KCl: số mol K2MnO4=2:1.Viết phương trình hóa học của các phẩn ứng đã xảy ra và tính